Một Số Loại Rêu Hại Trong Bể Thủy Sinh - 22/05/2019

Một Số Loại Rêu Hại Trong Bể Thủy Sinh

Hầu như tất cả người chơi thủy sinh đều phải đối mặt với một vấn đề cực kỳ nhức nhối: rêu hại... đặc biệt hơn là ở những bạn mới tập chơi. Tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề rêu hại là điều mong mỏi rất lớn của những người có niềm đam mê thủy sinh.

Ở bài viết này, Shrimp Home xin phép trình bày một số loại rêu hại phổ biến trong bể thuy sinh, nguyên nhân và cách điều trị. Đây là những thông tin, kinh nghiệm được tham khảo và đúc kết từ nhiều nguồn, nhiều người chơi kinh nghiệm.

Black Brush Algae (Rêu chùm đen)

Rêu chùm đen có thể có màu nâu đen, đỏ hoặc xanh sẫm... thường bám xung quanh viền cây, lá và nếu không chữa trị kịp thời sẽ mau chóng lan xuống bộ nền.


Rêu chùm đen thường bám xung quanh viền cây, lá...

Nguyên nhân: do mất cân bằng các chất dinh dưỡng, như N - P - Fe. Theo môt số tài liệu thì rêu chùm đen rất thích sống ở môi trường PH thấp.

Cách khắc phục:

  • Tăng cường co2: kích thích việc phát triển của cây thủy sinh, hấp thụ hết các dưỡng chất trong bể (nguồn sống của rêu chùm đen).
  • Dùng chế phẩm: một số sản phẩm chuyên dụng dể diệt rêu như Seachem Excel, PTV Fixer.. Xịt trực tiếp lên khu vực đang bị nhiễm, rêu chùm đen sẽ dần chuyển màu và chết.
  • Diệt bằng tay: dùng bàn chải đánh răng và tay, cố gắng gỡ bỏ càng nhiều càng tốt.
  • Thay nước: duy trì lịch thay nước đều đặn hàng ngày (khoảng 30%), kết hợp với các phương pháp khác để tăng tính hiệu quả.
  • Động vật ăn rêu: có thể nuôi tép màu, tép Amano Yamato, cá ottos, cá bút chì...

Brown Algae (Tảo nâu)

Tảo nâu có màu nâu, rậm, nhớt... thường mọc trên lá cây hoặc đá


Tảo nâu thường phủ rậm rạp trên lá cây, nền, sỏi...

Nguyên nhân: Dư thừa các chất dinh dưỡng thường sinh ra loại tảo này (thường là Silic). Đôi khi do ống dây của lọc thùng bị bám bẩn cũng góp phần vào việc phát triển của loại tảo này.

Cách khắc phục:

  • Thời gian: chỉ cần chờ tảo nâu hấp thụ hết silic, chúng sẽ biến mất.
  • Xử lý bằng tay: dùng vợt hoặc ống hút để hút loại bỏ các loại tảo nâu.
  • Động vật ăn rêu: ốc táo đỏ, ốc nerita, tép màu, tép tiger...

Blue Green Algea (Tảo lam, vi khuẩn lam)

Tảo lam là một loại chất nhớt đầy vi khuẩn và mau chóng phủ kín mọi thứ trong bể.


Tảo lam có màu xanh sẫm, dạng mảng lớn, dễ dàng phủ kín mọi thứ trong bể

Nguyên nhân: dư thừa các chất hữu cơ, cho cá tép ăn quá nhiều. Hệ thống loc chưa tốt, chưa thể xử lý tốt các chất thải hữu cơ này. Ngoài ra còn do ánh sáng yếu, bóng đèn cũ khiến cây giảm sức hấp thụ và tảo lam sẽ xuất hiện để làm nốt nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong bể.

Cách khắc phục:

  • Tắt đèn: tảo lam sẽ chết khi tắt đèn.
  • Dùng chế phẩm: một số sản phẩm chuyên dụng dể diệt rêu như Seachem Excel, PTV Fixer.. Xịt trực tiếp lên khu vực đang bị nhiễm.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, erythromycin... hoặc đèn UV để diệt khuẩn, không ảnh hưởng đến cây thủy sinh.

Cladophora (Rêu chùm)


Bể bị nhiễm rêu chùm

Nguyên nhân: lây lan từ các quả cầu rêu. Đôi khi các quả cầu rêu không được xử lý cẩn thận sẽ mang theo mầm của rêu chùm này.

Cách phòng ngừa:

  • Duy trì dưỡng chất trong bể ở mức cân bằng.
  • Xử lý bằng tay: dùng bàn chải, nhíp.... cố gắng gỡ càng nhiều càng tốt.
  • Sử dụng một vài loại động vật như tép Amano Yamato, tép mũi đỏ, tép màu, cá bút chì... để diệt loại rêu này.

Fuzz Algae (Rêu tơ)

Rêu có dạng chùm và xoăn, thường mọc ở rìa các lá cây.


Rêu tơ mọc bám vào rìa lá cây

Nguyên nhân: Mất cân bằng hệ dinh dưỡng và ít co2.

Cách khắc phục:

  • Duy trì hệ dinh dưỡng cân bằng ở mức sau: N (10 ~ 20 ppm), P (0.5 ~ 2 ppm), Ca (10 ~ 30 ppm), Mg (2 ~ 5 ppm), Fe (~ 1 ppm).
  • Duy trì nồng độ co2 phù hợp cho bể.
  • Sử dụng động vật ăn rêu: tép màu, tép Amano Yamato, tép mũi đỏ, cá otto, cá bút chì.

Green Spot Algae (Rêu đốm xanh)

Rêu đốm xanh rất dễ sinh ra nếu không đều đặn thay nước bể hoặc mất cân bằng trong hệ dưỡng chất. Rêu chấm xanh thường bám vào thành bể, hoặc các loại cây lá cứng như dương xỉ, ráy.


Rêu đốm xanh bám trên ráy

Tổng kết: hãy dành thời gian chăm sóc bể thủy sinh, thay nước đều đặn mỗi tuần để loại bỏ chất thải hữu cơ, dinh dưỡng dư thừa... Cân bằng hệ dinh dưỡng cho cây, cá tép... tạo môi trường tốt nhất có thể.

Nếu mới setup hồ, khuyến khích sử dụng các dòng máy ức chế rêu hại, kích thích cây phát triển ngay giai đoạn đầu để hạn chế rêu hại phát triển như Chihiros Doctor...

Video tham khảo:

benibachi, các loại rêu hại, chihiros doctor, diệt rêu hại, excel, fixer, khắc phục rêu hại, khử nước vật liệu lọc hồ kính tủ gỗ, máy ức chế, nền thủy sinh nền tép chiller, phụ kiện thủy sinh, rêu chùm đen, rêu hại, rêu lông tơ, shrimphome, shrimp home, tảo lam, tảo nâu, tép cảnh, thức ăn tép vi sinh khoáng phân nước, thủy sinh, vi khuẩn lam, xử lý rêu hại
1 bình luận
binh-luan

dexlsy

07/05/2022

what is hydroxychloroquine used for arthritis https://keys-chloroquinehydro.com/

Viết bình luận của bạn: